Sửa tủ lạnh tại Phúc Yên
Cửa hàng phi hùng chuyên cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tủ lạnh chất lượng và sự phục vụ chuyên nghiệp tại khu vục Phúc Yên. Với sự phục vụ chuyện nghiệp và tận tình luôn đem lại sự phục vụ hài long cho mọi khách hàng
Khi có nhu câu sửa chữa khắc phục sự có quý vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0986.229.126 để được tư vấn và sử dụng dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả với mức cạnh tranh nhất trên thị trường. Chỉ trong vòng 20 – 30 phút sau khi nhận được yêu cầu dịch vụ sửa tủ lạnh thợ của chúng tôi sẽ có mặt ngay tại nhà bạn để khắc phục sự cố giúp cho điều hòa nhà bạn hoạt động bình thường trở lại.
Tủ lạnh không hoạt động
Khi chúng ta cắm điện nguồn cho tủ lạnh và đã điều chính đúng chuẩn mà tủ không hoạt động gì, hoặc đang sử dụng mà tủ tự dưng ngắt đột ngột . hoawtcj cũng có thể đèn trong tủ vẫn sáng nhưng tủ không có tiếng ồn ( tiếng máy nén hoạt động) như mọi khi, trường hợp này có một số nguyên nhân cơ bản.
Tủ lạnh mất nguồn
Khi cắm điện nguồn cho tủ lạnh mà tủ không có hiện tượng gì, đèn không sáng, máy nén không có tiếng động .... nói chung là không có bất cứ hiện tượng gì. Nguyên nhân của tình trạng tủ lạnh không chạy như này do không có điện cấp vào máy, người sử dụng cần kiểm tra lại nguồn điện cấp vào cho máy ( ổ điện , dây điện ...). Dây nguồn ở phía sau tủ rất có thể bị chuột cắn đứt hoặc lỏng rắc cắm bên trong tủ . Chúng ta có thể kiếm tra bắng cách cắm sang ổ khách có điện hoăc kiểm tra dây nguồn phía sau máy.
Tủ lạnh không chạy
Trong trường hợp này chúng ta phải kiểm tra khoang chứa máy nén ở phía sau của tủ lạnh. Khi bạn kiểm tra rất có thể nghe thấy tiếng tạch tạch nhỏ phái sau máy, là tiếng của role khởi của máy nén hay còn gọi là bộ khởi động điện tử. Nếu máy nén của tủ lạnh không chạy thì toàn bộ hệ thống không có tác dụng gì, do vậy chúng ta phải kiểm tra phần này
Phần mạch điện của máy nén gồm có một role khởi động, role quá tải và một tụ điện khởi động, tất cả đều lắp bên cạnh của máy nén. Role khởi chính là một cống tắc đóng ngắt bắng mạch điều khiển, role quuas tải hay quá nhiệt chính là một thiết bị có tên tecmit có tác dụng bảo vệ thiết bị khi bị quá tải. Tụ điện có tác dụng cung cấp dòng điện có điện thế lớn để kích động cơ của máy nén hoạt động, do vậy nếu tụ bị hỏng, bị nổ sẽ làm cho máy nén không thể hoạt động
Cách kiểm tra trường hợp này là sử dụng đồng hồ đo điện để kiểm tra tính thông mạch của role và kiểm tra tụ, hai thiết bị này có thể dễ thay thế khi cần.
Role thời gian không hoạt động: Sau thời gian xả đá mà role thời gian không chuyển mạch về chân tiếp điện của hệ thống lạnh sẽ làm cho tủ lạnh không thể làm lạnh.
Cầu chì nhiệt bị đứt: Đây là bộ phận có tác dụng bảo vệ tủ lạnh khi nhiệt độ của bộ xả đá tăng quá cao, ngoài tầm kiểm soát, khí đó cầu chì nhiệt bị đứt để ngắt mạch điện tử
Bộ điều khiển nhiệt độ: Đây là một mạch điều khiển nhiệt độ được đặt ở bên trong tủ lạnh, thường bạn thấy có một cái núm vặn điều chỉnh nhiệt độ ở các cấp độ khác nhau. Bộ phận này cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới tủ lạnh không chạy, nguyên nhân chính là vấn đề chặp trờn cửa núm xoay. Để kiểm tra bộ phận này, chúng ta cần tháo bộ điều khiển nhiệt ra khỏi máy, ngắt kết nối với các dây dẫn trong tủ. Sử dụng đồng hồ đo điện để kiểm tra thông mạch đầu ra khi đã điều chỉnh núm xoay ở chế độ làm lạnh. Nếu bộ phận này bị hỏng hoặc chập trờn thì ta cần thay bộ mới.
Bảng điều khiển điện tử Các dòng tủ lạnh đời mới hiện nay đều sử dụng bảng mạch điều khiển điện tử thay cho điều khiển cơ như các loại tủ lạnh trước đây, mạch điều kiển có chức năng điều khiển và kiểm soát toàn bộ các thông số hoạt động của tủ lạnh như nhiệt độ các ngăn, điều khiển máy nén,quạt, bộ phận xả đá ....thay vì điểu khiển riêng rẽ. Nếu tủ lạnh không hoạt động khi cấp điện , rất có thể bảng mạch bị lỗi
Sửa lỗi tủ lạnh bị chảy nước
Tủ lạnh bị chảy nước là một trong những trường hợp mà đôi khi trong quá trình sử dụng tủ lạnh bạn sẽ có vài lần gặp phải. Trước khi bắt tay vào khắc phục triệt để tình trạng chảy nước trên tủ lạnh, bạn cần phải xác định được vị trí chảy nước chính xác nhất. Tủ thường chảy nước ở ngăn đá, chảy nước ở ngăn mát và chảy xuống sàn nhà. Đôi khi tủ lạnh chảy nước là do quá trình sử dụng của chúng ta không đúng cách, một số trường hợp khác là do tủ bị hư hỏng linh kiện nào đó bên trong
Tủ lạnh bị chảy nước ngăn đá: Sắp xếp thực phẩm bên trong ngăn đá không gọn gàng, dồn về 1 phía khiến cho hơi lạnh không làm đông toàn bộ thực phẩm bên trong, dẫn đến tình trạng rã đông và chảy nước
Cửa tủ lạnh ngăn đá bị hở, hơi lạnh bị thoát ra ngoài. Đá bên trong bị tan chảy thành nước. Ngăn đá bị bám tuyết, khi tủ đang chế độ ngắt, lớp tuyết bị tan chảy tạo thành nước tràn ra ngăn đá. Khả năng làm lạnh của ngăn đá bị giảm, không đủ nhiệt độ để đông thực phẩm, làm cho lớp đá bị tan chảy
Tủ lạnh bị chảy nước ngăn mát: Rau, củ, quả khi mua về cần được bọc cẩn thận bằng giấy báo hoặc màng bọc thực phẩm trước khi bỏ vào tủ lạnh. Không nên bỏ thực phẩm đông lạnh vào ngăn mát, vì nhiệt độ của ngăn này không thể làm đông thực phẩm, sẽ dẫn đến hiện tượng tan chảy. Tuyết trên ngăn đá bị tan chảy thành nước và chảy xuống ngăn mát. Cánh cửa ngăn mát bị hở ron cao su, khiến cho hơi lạnh bị thoát ra ngoài gây ra tình trạng đọng hơi nước và chảy ra ngoài
Tủ lạnh bị chảy nước ra sàn: Ở phía sau tủ lạnh có đĩa hứng nước thải, kiễm tra xem đĩa hứng có bị đầy tràn không, có thể đổ bỏ nước bớt. Phía trên đĩa hứng nước thải có một đường ống thoát nước, tiện thể kiễm tra xem đường ống này có bị tắc nghẽn không. Có thể tủ lạnh của bạn bị hư một linh kiện nào đó bên trong, khiến cho tủ lạnh hoạt động không theo chu kỳ nhất định. Kiễm tra lại bộ phận xả đá, rơ le cảm biến nhiệt, quạt gió…Hoặc bạn có thể rút điện tủ lạnh, vệ sinh sạch sẽ bên trong tủ lạnh sau đó xã tuyết thủ công khoảng 4 – 5 tiếng rồi cắm điện cho tủ lạnh hoạt động lại xem còn tình trạng chảy nước ra sản không nhé
Tủ lạnh có tiếng kêu lạ khi hoạt động
Kiểm tra xem tủ đã được kê cân bằng hay chưa, nếu kê tủ không cân bằng hay sàn kê không vững tủ khi chạy sẽ phát ra tiếng kêu. Tủ lạnh mới mua thường có dung tích lớn hơn so với tủ lạnh cũ thì độ ồn sẽ cao hơn. Nếu tiếng ồn nghe như tiếng gió: Khi tủ lạnh làm lạnh, mô tơ quạt hoạt động gây ra tiếng ồn, đây là dấu hiệu bình thường. Nếu thỉnh thoảng có tiếng lạch cạch rồi thôi: các model tủ chống đóng tuyết được thiết kế một rơ le xả băng. Khi tủ hoạt động một thời gian dài bị đóng tuyết trên dàn, khi đó rơ le xả băng sẽ hoạt động làm phát ra những tiếng ồn lạch cạch. Hiện tượng đó là bình thường. Hơn nữa khi tủ hoạt động ở chế độ xả băng nên sẽ nóng lên trong khoảng thời gian ngắn, khi đang lạnh gặp khí nóng nhựa sẽ có tự giãn nở nhiệt nên có tiếng lách tách, đó cũng là hiện tượng tự nhiên chứng tỏ tủ hoạt động bình thường. Nếu tiếng kêu phát ra từ ngăn đá như tiếng động cơ khô dầu mỡ: ngắt nguồn điện, bỏ hết thực phẩm ra. Lấy tô vít lách vào khe thổi gió phía trong ngăn tủ kéo ra ngoài, nhìn vào bên trong sẽ thấy mô tơ quạt gió, tháo mô tơ quạt gió ra, tra mỡ, lắp lại như cũ, mô tơ quạt sẽ hết kêu. Nếu có tiếng kêu re re như các vật rung chạm vào nhau: kiểm tra phía sau tủ xem các chân ghim lốc máy có bị tuột hoặc lệch không, cố định lại.
Tủ lạnh bị rò điện
Dò rỉ điện thường do 4 nguyên nhân cơ bản.
Tủ lạnh cũ: Khi tủ lạnh đã có tuổi đời hoạt động lâu năm, tủ lạnh quá cũ nên vấn đề xuống cấp là chuyện không thể tránh khỏi. Khi các linh kiện bên trong tủ lạnh xuống cấp thường sẽ bị rỉ sét, khả năng cách điện sẽ kém đi. Chúng vì điều đó sẽ dẫn đến trường hợp rò rỉ điện trên vỏ tủ lạnh. Trong trường hợp này tốt nhất là chúng ta nên thay mới tủ lạnh để an toàn hơn trong quá trình sử dụng
Dây điện tủ lạnh hở: Có nhiều nguyên nhân khiến cho đường dây điện bị hở, khi bị hở thì sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm điện trên vỏ tủ lạnh. Chuột, gián cắn đứt dây điện là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho dây điên bị hở dẫn đến chạm điện. Đối với tủ lạnh lâu ngày không sử dụng thì chúng ta nên bỏ lại vào thùng, hoặc dùng giấy bóng kín bọc lại tủ lạnh để bảo quản các linh kiện bên trong được tốt hơn
Vị trí đặt tủ lạnh ẩm ướt: Lựa chọn vị trí đặt tủ lạnh thích hợp, tuyệt đối không được để tủ lạnh ở nơi có độ ẩm ướt cao, dễ gây nhiễm điện. Không nên đặt tủ lạnh gần khu vực sàn nước dễ làm các chân đế tủ lạnh bị rỉ sét và gây rò rỉ điện. Khi vệ sinh lau chùi tủ lạnh nên rút nguồn điện ra, dùng khăn khô lau sạch tủ lạnh sau khi làm vệ sinh và để khoảng 2 – 3 tiếng sau mới cắm điện cho tủ lạnh hoạt động
Sửa tủ lạnh sai kỹ thuật: Trong trường hợp tủ lạnh mới được sửa chữa xong và xuất hiện tình trạng nhiễm điện thì có thể là do quá trình sửa chữa hoặc thay thế linh kiện bị sai kỹ thuật